Quý khách vui lòng cho biết Địa Chỉ Nhận Hàng để biết chính xác thời gian giao hàng
ĐóngThông thường, các chuyên gia đều đưa ra lời khuyên giặt thảm trải sàn 3 lần/năm. Và hút bụi thảm 2 lần/tuần để ngăn ngừa sự tích tụ lông vật nuôi, phân tử nấm, mốc và các chất gây dị ứng khác.
Tuy nhiên, thời gian giặt thảm trải sàn căn cứ vào loại thảm đó được sử dụng cho khu vực nào, vì mỗi khu vực sẽ chịu tác động khác nhau trong quá trình sử dụng. Cụ thể:
Ngoài ra, trong những trường hợp đặc biệt, bạn cần xử lý ngay các vết bẩn xuất hiện trên thảm để đảm bảo thảm trải sàn nhà bạn luôn sạch sẽ.
Bụi bặm hay bùn đất bám trên thảm lâu ngày có thể làm xước thớ thảm hoặc hỏng họa tiết trên thảm. Do đó, hút bụi thường xuyên cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian tổng vệ sinh thảm.
Trước khi hút bụi, cần dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp đồ đạc và nội thất trên thảm; chú ý các vật nhỏ có thể lạc vào máy hút bụi và làm tắc máy. Khi hút bụi, nên đưa máy theo chiều lông thảm và sau đó theo chiều ngang để làm sạch các ngóc ngách trên thảm.
Nếu phát hiện ra vết thức ăn, vết bút lông hay các vết bẩn khác trên thảm, bạn hãy thử làm theo các bước sau để xử lý những vết bẩn nhỏ này trước khi tiến hành giặt thảm tại nhà:
Dùng banking soda để giặt thảm là một giải pháp giá rẻ, an toàn cho sức khỏe và môi trường. Nó còn giúp loại bỏ mùi hôi và vết bẩn một cách dễ dàng.
Các bước khi thực hiện cách giặt thảm tại nhà bằng baking soda:
Gel cạo râu chính là chất tẩy rửa tốt nhất cho các vết bẩn trên thảm. Nó sẽ loại bỏ gần như hầu hết mọi loại vết bẩn.
Các bước quy trình của cách giặt thảm tại nhà bằng gel cạo râu và giấm trắng:
Dùng rượu để loại bỏ vết bẩn trên thảm cũng thường được nhiều người áp dụng mỗi khi bị các vết bẩn cứng đầu dính vào, chẳng hạn như nước sơn móng tay,..
Để thực hiện cách giặt thảm trong trường hợp này cần chú ý như sau:
Hãy chờ cho đến khi sơn móng tay khô, dùng dao phết bơ để loại bỏ càng nhiều sơn móng tay khô dính trên mặt thảm. Sau đó, dùng vải thấm nhẹ rượu trắng và chà lên vết sơn móng tay cho đến khi chúng tan ra và biến mất.
Có thể nói, sự cứng đầu và bám dính của vết kẹo cao su trên mặt thảm khó có thể làm sạch được, phải bỏ đi tấm thảm do không còn sử dụng được tiếp.
Vì vậy, để làm sạch kẹo cao su dính trên thảm bạn cần thực hiện như sau:
Cần bỏ 1 - 2 cục đá lạnh vào túi ni lông rồi chà liên tục lên vết kẹo cho đến khi thấy nó bắt đầu đông cứng lại theo độ lạnh của đá. Lúc này, dùng dao cạo từ từ là vết kẹo cao su sẽ dần bong hẳn khỏi lớp vải của thảm mà không để lại dấu tích nào.
Với cách làm này, sẽ loại bỏ được các vết bẩn cứng đầu có khả năng bám dính chặt trên thảm như vết bùn đất, cà phê, nước hoa quả, vết bẩn do kem, socola,... gây ra.
- Đầu tiên, phun nước lau kính đã chuẩn bị lên vị trí vết bẩn trên thảm rồi đợi 2 - 3 phút để dung dịch thấm đều, làm vết bẩn mềm dần.
- Tiếp đó, đặt khăn lên vị trí cần làm sạch đó, dùng bàn là nhẹ nhàng là qua là lại cẩn thận trên mặt tấm khăn. Cách làm này sẽ giúp vết bẩn thấm ngược lên khăn, trả lại hình thức sạch đẹp như ban đầu cho chiếc thảm trải sàn.
Máy giặt thảm là một thiết bị vệ sinh công nghiệp thường được nhiều công ty vệ sinh sử dụng để làm sạch thảm trải sàn, ghế sofa, gối tựa,... Máy sử dụng lực hút mạnh mẽ với bộ đầu hút to, vận hành tương tự như một chiếc máy hút bụi công suất lớn.
Khi sử dụng chiếc máy này, việc vệ sinh, giặt thảm sẽ trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm công sức. Đặc biệt, nó càng phát huy tác dụng tốt khi bạn phải vệ sinh những tấm thảm có diện tích lớn, trọng lượng nặng.
Giặt bằng máy chuyên dụng cũng sẽ giữ độ mới, độ bền và tuổi thọ cho thảm tốt hơn, luôn an toàn và thích ứng đối với các chất liệu thảm.
Bên dưới là bảng lưu ý về chất liệu, cũng như cách vệ sinh thảm cho 5 loại thảm thường dùng:
Loại thảm |
Lưu ý về chất liệu thảm |
Lưu ý về cách vệ sinh thảm |
Thảm len |
Len rất dễ bị xù thế nên bạn chỉ chọn sử dụng các dung dịch giặt tẩy trung hòa, có độ pH từ 5 đến 8 và phải làm khô nhanh chóng, không để ngấm nước lâu. |
Không được chà xát quá mạnh, và không dùng nước quá nóng để tránh tình trạng biến dạng, co rút của sợi len. |
Thảm lụa |
Chất lụa yêu cầu khá cao trong việc giặt giũ, loại thảm này đòi hỏi phương pháp giặt chuyên nghiệp để hạn chế tuyệt đối việc làm hỏng thảm. |
Nên mang ra các hiệu giặt khô hoặc dùng thiết bị vệ sinh thảm chuyên dụng. |
Thảm thực vật |
Vì được làm từ chất liệu đắt tiền, mang lại cảm giác mềm mịn, thoải mái tối đa cho khách hàng nhưng cũng yêu cầu khắt khe nhất trong việc vệ sinh. |
Sử dụng chất tẩy dạng bọt và hút khô bằng máy chuyên dụng. |
Thảm cotton |
Sợi cotton sẽ bị co rút, hạn chế sử dụng máy giặt vì vòng quay làm giãn thảm, giảm độ bền cũng như mất hình dáng ban đầu. |
Với loại thảm cotton, bạn có thể giặt khô hay ướt đều được, nhưng nếu giặt ướt thì phải áp dụng biện pháp làm khô nhanh, nếu không các sợi cotton hoặc sợi tơ nhân tạo cellulosic dùng để dệt thảm lâu dần sẽ bị chuyển màu, phai màu. Lưu ý: Không nên giặt thảm trong các dung dịch hóa chất mạnh, có tính kiềm cao (độ pH trên 7), không chà xát mạnh làm thảm biến dạng, không ngâm nước quá lâu. |
Thảm sợi tổng hợp |
Thảm sợi tổng hợp là loại được sử dụng phổ biến nhất với mức giá rẻ và việc vệ sinh cũng khá đơn giản, không cầu kỳ. |
|
Hi vọng với những cách làm trên có thể giúp bạn trong việc vệ sinh thảm hiệu quả hơn. Nếu có thắc mắc hãy bình luận phía dưới cho chúng tôi biết nhé!
↑
Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.